Thời gian qua, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà ngành gỗ Việt Nam đã có nhiều biến động lớn. Để ổn định thị trường và đề ra được các giải pháp hợp lý, các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ cần có được góc nhìn thực về cung – cầu gỗ của Việt Nam. Cùng tìm hiểu về thị trường cung – cầu gỗ nước ta trong năm 2020 và những giải pháp để ổn định thị trường gỗ trong bài viết sau đây.
Góc nhìn thực về cung – cầu gỗ Việt Nam năm 2020
Chế biến gỗ là ngành kinh tế có vai trò quan trọng với nền kinh tế và chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể, chỉ riêng trong năm 2019, ngành gỗ đã đạt mức độ mức độ tăng trưởng 18%, là mức tăng nhất trong các ngành kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch Covid – 19, ngành gỗ và chế biến gỗ Việt Nam đã có nhiều biến động đáng kể, cả về chiều cung lẫn chiều cầu.
Covid – 19 gây ảnh hưởng của đến hầu hết các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, chẳng hạn như EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… Theo ông Điền Quang Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Dương, các thị trường lớn như Mỹ và EU gần như đã bị đóng băng. Riêng thị trường Trung Quốc, tuy dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát nhưng việc khôi phục thị trường gỗ tại quốc gia này cũng gặp rất nhiều khó khăn và đòi hỏi nhiều thời gian.
Cầu giảm dẫn đến cung giảm, thị trường xuất khẩu gỗ đóng băng là lý do chính khiến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ tại Việt Nam bị ảnh hưởng. Trong đó, vấn đề thường gặp nhất trong giai đoạn này là việc cắt giảm đơn hàng, chậm thanh toán hay thậm chí là huỷ đơn hàng của đối tác. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm nhân sự và sản lượng sản xuất, giảm số lượng hệ thống cửa hàng tiêu thụ để duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
Điểm sáng của ngành gỗ Việt Nam
Bên cạnh sự ảm đạm từ góc nhìn thực về cung – cầu gỗ Việt Nam, ngành gỗ nước ta vẫn được đánh giá là có nhiều điểm sáng. Nhiều chuyên gia nhận định rằng dư địa phát triển trong những năm tới cho ngành gỗ nói chung và chế biến, xuất khẩu gỗ nói riêng là rất lớn.
Cụ thể, nhu cầu về đồ gỗ nội thất và thương mại đồ gỗ của thế giới vẫn không ngừng tăng qua các năm. Tại Đức, người dân có nhu cầu cao về các sản phẩm đồ gỗ cho nhà bếp có thiết kế đẹp. màu sắc gần gũi với thiên nhiên, chức năng tích hợp và giá cả phải chăng. Trong khi đó, thị trường Mỹ hướng đến các sản phẩm như giấy, đồ gỗ nội thất và gỗ kỹ thuật dùng trong xây dựng.
bổ sung
Ngành gỗ Việt Nam vẫn có được những điểm sáng nhất định
Ngoài ra, ngành gỗ Việt Nam cũng có quyền lạc quan bởi những tín hiệu khả quan từ thị trường tiêu thụ nội địa, đặc biệt là thị trường bất động sản. Bởi ở nước ta, nhu cầu nội thất từ gỗ công nghiệp cho các căn hộ, toà nhà cao tầng cũng đang chiếm ưu thế cao và là lĩnh vực tiềm năng mà các doanh nghiệp nên chú trọng trong tương lai.
Giải pháp tăng trưởng cho ngành gỗ Việt Nam
Qua góc nhìn thực về cung – cầu gỗ Việt Nam và những điểm sáng của ngành, ngành gỗ Việt Nam cần có những giải pháp cụ thể để có thể tăng trưởng một cách ổn định và bền vững.
Thế mạnh của ngành gỗ Việt Nam là chế biến gỗ nguyên khối. Tuy nhiên, thị hiếu của thế giới, đặc biệt là các nước phát triển lại là gỗ công nghiệp và gỗ kỹ thuật. Do đó, bên cạnh thế mạnh của mình, ngành gỗ nước ta nên có sự mở rộng và thay đổi định hướng sản xuất để phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Để có nguồn nguyên liệu bảo đảm cho xuất khẩu, ngành lâm nghiệp cần tập trung xây dựng và đi vào sản xuất các vùng nguyên liệu gỗ và lâm sản theo quy hoạch, bảo đảm chứng chỉ rừng quốc gia. Và thực tế đã cho thấy rất nhiều mô hình phát triển kinh tế hợp tác và liên doanh, liên kết trong sản xuất lâm nghiệp đã được các địa phương phát triển một cách thành công và hợp lý.
Ngành gỗ Việt Nam cần đổi mới công nghệ để tăng chất lượng sản phẩm
Đồng thời, về lâu dài, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ cũng nên quan tâm đến việc đa dạng mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Cụ thể, sản phẩm tạo ra phải có thiết kế đẹp mắt, tích hợp nhiều tính năng, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của khách hàng. Bởi sáng tạo và nắm bắt xu thế chính là chìa khoá để tạo ra lợi cạnh tranh cho doanh nghiệp khi đứng trên trường quốc tế. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần tập trung đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng tự động hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực quản lý của bản thân doanh nghiệp.
Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần đầu tư xây dựng, quảng bá thương hiệu của mình đến khách hàng thông qua chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Ngoài các phương thức marketing truyền thống, để tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, doanh nghiệp có thể tìm đến sự hỗ trợ các phương tiện quảng cáo, truyền thông hiện đại, chẳng hạn như thương mại điện tử.
Cuối cùng, các doanh nghiệp nên đẩy mạnh các mô hình liên kết trồng rừng giữa các doanh nghiệp chế biến gỗ và các cá nhân, hộ gia đình trồng rừng. Bởi không chỉ giúp doanh nghiệp có được một nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp và ổn định, điều này còn góp phẩm đảm bảo chất lượng gỗ đầu vào cho doanh nghiệp. Từ những giải pháp kể trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy một thực trạng rằng thiếu liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ và người trồng rừng đang là những vấn đề cấp bách cần được giải quyết.
Góc nhìn thực về cung – cầu gỗ của Việt Nam là một trong những căn cứ giúp hoàn thiện và phát triển ngành gỗ nước ta. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, các doanh nghiệp cũng sẽ xây dựng được cho mình những giải pháp để vượt qua khó khăn và tăng trưởng hơn trong thời gian tới.
WOWHOMES là những doanh nghiệp điểm sáng trong việc tiên phong kết nối các nhà đầu tư đến với kinh tế rừng. Thông qua chương trình đầu tư phát triển kinh tế rừng FIP, giải quyết các vấn đề kết nối các nhà đầu tư, đơn vị quản lý vận hành và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ. Tạo nên những mắt xích chắn chắn trong việc phát triển kinh tế rừng. Đem lại những giá trị kinh tế bền vững trong thời kỳ kinh tế đầy biến động hiện nay.
Để kinh doanh đất rừng hiệu quả, các nhà đầu tư hãy lựa chọn cho mình một đơn vị quản lý và vận hành uy tín, giàu kinh nghiệm. Bởi không chỉ giúp tối ưu hoá hiệu quả đầu tư, những đơn vị này còn giúp nhà đầu tư yên tâm hơn khi hợp tác.