( 0 )

Ngành chế biến gỗ và lâm sản vượt dịch ngoạn mục

31-12-2021 - 08:26 PM Lượt xem: 535


Ngành chế biến gỗ và lâm sản “vượt dịch” ngoạn mục
 
 

(ĐCSVN) - Với con số ước đạt 15,6 tỷ USD cho kim ngạch xuất khẩu cả năm 2021, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản đã “vượt dịch” ngoạn mục trong bối cảnh nhiều biến động, khó khăn và thách thức chồng chất.

 

 

Với nhiều thách thức, biến động nhưng ngành chế biến và xuất khẩu gỗ đã đạt được kim ngạch xuất khẩu ngoạn mục trong năm 2021 (Ảnh: QH)

 

Kim ngạch xuất khẩu vượt xa mục tiêu đề ra

 

Theo con số công bố của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản 11 tháng năm 2021 đạt 14,27 tỷ USD, tăng tới 21% so với năm 2020. Đáng chú ý, ước giá trị xuất khẩu cả năm 2021 đạt 15,6 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2020 và vượt kế hoạch đặt ra (14 tỷ USD). Giá trị xuất siêu cao, ước đạt 12,6 tỷ USD, tăng 18,4% so với năm 2020.

 

Trong đó, riêng gỗ và sản phẩm gỗ đạt 14,5 tỷ USD, tăng 17,2% so với năm 2020; lâm sản ngoài gỗ 1,1 tỷ USD, tăng 29,5%. Không chỉ vậy, giá trị xuất khẩu gỗ, lâm sản vào một số thị trường truyền thống giữ mức tăng trưởng cao, cụ thể: Trung Quốc 23,7%; Hoa Kỳ 21,4%; EU 14,4 %; Nhật Bản 6,7%; Hàn Quốc 5,7%.

 

Đây là những con số tăng trưởng ấn tượng bởi chỉ cách ít tháng trước đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành gỗ và lâm sản đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, chưa tìm ra lối thoát, nhất là trong các tháng 7,8,9 khi dịch bùng phát trên diện rộng tại các tỉnh phía Nam, lệnh giãn cách xã hội được thực hiện gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất của ngành. Đó là những thời điểm, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm mạnh, khi trong tháng 7/2021 đạt gần 1,3 tỷ USD, giảm 17,3% so với kim ngạch xuất khẩu của tháng 6/2021. Bước sang tháng 8 xuất khẩu gỗ tiếp tục đà giảm sâu khi 15 ngày đầu tháng 8 chỉ đạt 373,8 triệu USD, tương đương 45,5% so với kim ngạch 15 ngày đầu tháng 7,…

 

Đánh giá về kết quả xuất khẩu đạt được của ngành gỗ và lâm sản trong năm 2021, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh nhìn nhận, đây là con số “ngoạn mục” trong bối cảnh khó khăn bủa vây, nhất là khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ. Trong đó, 70% hoạt động sản xuất của ngành nằm ở vùng tâm dịch Thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam bộ. Nhiều nhà máy phải đóng cửa, dừng hoạt động. Đáng chú ý là diễn ra vụ việc Điều tra 301 của Chính phủ Hoa Kỳ về khai thác và thương mại gỗ của Việt Nam khi đây là thị trường chiếm thị phần rất lớn (gần 60%) của ngành gỗ và lâm sản,…Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, với vào cuộc của các bộ, ngành và đặc biệt là sự nỗ lực, vượt khó, sáng tạo, của các doanh nghiệp, hiệp hội đã tạo nên kết quả thành công này.

 

Theo ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, đã có thời điểm trong năm 2021, bức tranh của ngành gỗ “màu xám” khi các doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc hoạt động co hẹp quy mô sản xuất. Người lao động không có việc làm, rời công ty trở về quê; việc chậm trễ trong giao hàng cho đối tác, kim ngạch xuất khẩu lao dốc, do đó, rất lo lắng cho các mục tiêu của ngành hàng được đề ra.

 

“Lúc đó, có dự đoán đưa ra rằng, những kết quả đạt được của ngành gỗ trong thập kỷ vừa qua có thể sẽ đảo chiều, thậm chí suy thoái nhưng đến thời điểm này bức tranh của ngành đã chuyển từ “màu xám” sang “màu sáng”. Kim ngạch xuất khẩu của tháng 11/2021 tăng 34% với với tháng 10. Trên 90% lao động cua ngành hiện đã quay trở lại sản xuất, tình trạng đứt gãy các chuỗi cung về nguyên liệu, vật tư trong nước đã khắc phục được phần nào” – ông Đỗ Xuân Lập cho hay.

 

Theo ông Lập, yếu tố giúp tạo ra sự chuyển đổi mạnh mẽ những tháng cuối năm, đó là sự thay đổi trong chỉ đạo của Chính phủ chuyển từ chiến lược diệt dịch COVID-19 sang chiến lược sống chung với dịch. Các “điểm sáng” còn lại đó chính là nỗ lực của từng doanh nghiệp trong duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

 

Điều này thấy rõ trong một năm đầy khó khăn nhưng các hiệp hội, doanh nghiệp đã đề ra các kế hoạch, hành động để ngành gỗ phát triển bền vững. Trong đó, lãnh đạo của các hiệp hội gỗ đã có các buổi làm việc với Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Đồng Nai, Bình Dương,…để đề nghị tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành gỗ. Đồng thời, để tập trung vào đầu mối nhằm lan tỏa thương hiệu ngành gỗ Việt Nam, các hiệp hội thống nhất hình thành công ty tổ chức sự kiện chung của cả ngành thay vì tổ chức sự kiện rời rạc như hiện nay. Bên cạnh đó, các hiệp hội đã liên tục nắm bắt tình hình, duy trì kênh kết nối thường xuyên và hiệu quả với cơ quan quản lý nhà nước về tác động của đại dịch để đưa ra các kiến nghị kịp thời, giúp cho việc hình thành các chính sách có tính thực tiễn cao, góp phần giảm thiểu tác động của dịch bệnh.

 

Thực hiện chiến lược chủ động sống chung với dịch, các doanh nghiệp trong ngành đã tích cực xây dựng năng lực và chuyên môn về khía cạnh y tế; xây dựng kế hoạch, bố trí chỗ ở an toàn cho công nhân vừa đảm bảo mục tiêu ngăn ngừa dịch, vừa tạo tâm lý yên tâm sản xuất cho người lao động.

 

Đó là những nỗ lực không ngừng nghỉ, thể hiện “sức rươn”, “sức vướn” mạnh mẽ của ngành hàng gỗ và lâm sản trong thời gian qua, không chịu đầu hàng trước khó khăn, không nản lòng, để có thể xoay chuyển tình thế, đạt được kết quả xuất khẩu “ngoạn mục” trong năm 2021.

 

Vươn mình trong năm 2022

 

Bước sang năm 2022, ngành chế biến gỗ và lâm sản của Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Tuy nhiên, với mục tiêu năm tới đang được đề ra với mức từ 16,5 tỷ USD trở lên (tăng 5,7% so với năm 2021) với giá trị kim ngạch xuất khẩu là mốc thử sức mới đòi hỏi ngành chế biến và xuất khẩu gỗ, lâm sản cần tiếp tục có thêm nhiều nỗ lực, sáng kiến mới, nhất là trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19 vẫn còn hiện hữu, sẽ tiếp tục có những tác động lên hoạt động, sản xuất của ngành.

 

Bên cạnh đó là thị hiếu của người tiêu dùng các sản phẩm gỗ tại một số thị trường Châu Âu thay đổi từ sử dụng đồ mộc ngoại thất bằng các loại sản phẩm thay thế như nhựa, sắt thép và các vật liệu thân thiện với môi trường. Một số địa phương - nơi tập trung phần lớn các doanh nghiệp chế biến gỗ của cả nước đang phải cạnh tranh về lao động, hạ tầng với các ngành công nghiệp khác.

 

Đồng thời, thực hiện các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam sẽ phải cắt giảm các dòng thuế nhập khẩu sản phẩm gỗ, do vậy, sản phẩm gỗ Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với đồ gỗ của các quốc gia thành viên thuộc các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu.

 

Thứ nữa, đó là các thị trường chính xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ của Việt Nam ngày càng yêu cầu thực hiện chặt chẽ việc kiểm soát nguồn gốc gỗ hợp pháp. Nguy cơ gian lận thương mại, giả xuất xứ hàng hóa ngày càng gia tăng; cạnh tranh thương mại diễn ra phức tạp. Chủ nghĩa bảo hộ của các quốc gia nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có xu hướng tăng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, ảnh hưởng đến kinh tế thế giới và ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ của nước ta.

 

Trước bối cảnh trên, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Bùi Chính Nghĩa cho rằng, trong năm 2022, các hiệp hội chế biến gỗ và lâm sản cần tiếp tục trao đổi thông tin, giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt và có các giải pháp kịp thời, tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là những ảnh hưởng của dịch COVID-19 để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu gỗ và lâm sản. Đặc biệt, cần tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định của pháp luật về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm; kịp thời phát hiện và thông báo đến các cơ quan quản lý nhà nước để xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại.

 

Đáng chú ý, các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, cần chủ động xây dựng kịch bản, kế hoạch phục hồi sản xuất để “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 thay thế cho phương thức sản xuất “3T” hoặc “Một cung đường hai điểm đến” có nhiều hạn chế. Tiếp tục chủ động phát triển thương hiệu doanh nghiệp, thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cam kết, nói không với gỗ bất hợp pháp; đảm bảo giữ uy tín với bạn hàng đối tác.

 

Nguyên Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương Điền Quang Hiệp cho rằng, để tiếp tục có được kết quả tốt trong năm tới, ngành gỗ cần phát triển được vùng nguyên liệu gỗ lớn. Đồng thời, hình thành được khu nguyên phụ liệu tập trung, các khu công nghiệp chuyên ngành chế biến gỗ nhằm tạo nên chuỗi liên kết; hình thành trung tâm trưng bày và phân phối sản phẩm cho toàn bộ ngành công nghiệp của cả nước, trong đó có công nghiệp chế biến gỗ. Đặc biệt, cần xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực. Đây là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển hiện đại cho ngành chế biến gỗ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

 

Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) – ông Nguyễn Quốc Khanh nhấn mạnh, hiện nay thị phần xuất khẩu hàng nội thất chất lượng cao vào các thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam còn khiêm tốn. Do đó, các doanh nghiệp có những đầu tư và chú trọng để sản xuất ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Ngoài ra, để có giá trị cao, các sản phẩm xuất khẩu của ngành gỗ trong tương lai phải có hàm lượng chất xám. Như vậy, cần có sự đầu tư vào các công đoạn, trong đó có việc thiết kế mẫu mã sản phẩm. Đặc biệt, với chuyển đổi số, ngành gỗ cần có nhận thức sớm về sự cần thiết của vấn đề này, nếu không sẽ nhanh chóng bị tụt hậu so với sự phát triển chung của thế giới,…

 

Rõ ràng, nhìn lại kết quả sản xuất, kinh doanh của ngành gỗ và lâm sản trong năm 2021 cho thấy, toàn ngành hàng đã thể hiện rõ tinh thần “vượt khó”, nỗ lực tháo gỡ từng khó khăn trong từng mắt xích, để vượt qua giai đoạn “màu xám” của ngành, đưa kim ngạch xuất khẩu vượt mục tiêu đề ra, đồng thời đóng góp quan trọng vào kết quả chung của kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ngành Nông nghiệp. Đây là kết quả đáng mừng trong bối cảnh “đặc biệt” hiện nay, khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ trên cả nước, gây khó khăn toàn diện cho đời sống kinh tế - xã hội của cả nước.

 

Hy vọng tinh thần “vượt khó” này sẽ được ngành duy trì và tiếp tục phát triển trong năm 2022 để đưa ngành hàng sớm đạt được mục tiêu đề ra như trong Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 1/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, đến năm 2025, phấn đấu xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt từ 18-20 tỷ USD.

     

Chat Zalo

Chat Messenger

Tin tức Khác

 11-03-2022 - 02:29 PM
Hôm nay (10/03) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định 327/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030.
 03-11-2021 - 10:40 AM
Ngay khi dịch bệnh COVID-19 tạm thời được ngăn chặn, kiểm soát, cuộc sống của người dân và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đang từng bước trở lại trạng thái “bình thường mới”.
 01-04-2021 - 09:47 AM
Trong hai tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng ấn tượng, tương đương 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2020. Với đà tăng trưởng này, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ có thể đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngành gỗ, các con số này vẫn ẩn chứa các khía cạnh chưa bền vững.
 31-03-2021 - 11:26 AM
Trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam nếu như tuyến vận tải này bị sự cố thì còn cung đường nào cho hàng hóa của Việt Nam?
 22-03-2021 - 11:06 AM
Bên cạnh tín hiệu khả quan về xuất khẩu ngành gỗ từ Việt Nam nói chung, vẫn còn đó rủi ro lớn của ngành liên quan đến các cáo buộc lẩn tránh thuế, gian lận thương mại,…
 19-02-2021 - 09:35 AM
Sự rung lắc của thị trường, tác động của dịch Covid-19 khiến năm 2020 trở thành năm đặc biệt khó khăn đối với ngành gỗ. Tuy nhiên, “vượt bão” thành công, xuất khẩu của ngành gỗ năm 2020 ước đạt gần 12,5 tỷ USD, dẫn đầu trong việc kéo kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông - lâm sản trong cả nước lên trong năm qua. Hướng đến mục tiêu xuất khẩu đạt 14,5 tỷ USD năm 2021 đã được ngành này đặt ra.
 28-01-2021 - 08:42 AM
Ngành chế biến và xuất khẩu gỗ đã lội ngược dòng ấn tượng trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động tiêu cực tới các ngành kinh tế.
 05-01-2021 - 11:19 AM
Phát biểu tham luận tại Hội nghị “Giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến và xuuất khẩu lâm sản năm 2021 và giai đoạn 2021-2025" được tổ chức ngày 1/12, tại Nghệ An, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết, lĩnh vực chế biến và xuất khẩu gỗ là ngành kinh tế quan trọng mà Bộ Công Thương luôn quan tâm, chú trọng trong thời gian qua.
 05-01-2021 - 11:06 AM
Năm 2020 đang khép lại với những con số xuất khẩu gỗ ấn tượng khi dịch Covid-19 đã gây tác động nặng nề không chỉ với sản xuất trong nước mà còn với cả thị trường thế giới, chuỗi nguyên liệu đứt gãy, thị trường xuất khẩu bị gián đoạn, đơn hàng bị ùn ứ nhưng điều đó không đánh gục được ngành gỗ Việt Nam.
 18-12-2020 - 11:15 AM
(Chinhphu.vn) – Với sự phát triển của ngành gỗ trong thời gian đại dịch vừa qua cho thấy sức phát triển của ngành rất lớn. Những bài học trong thời kỳ suy thoái kinh tế của đại dịch COVID- 19 sẽ giúp doanh nghiệp ngành gỗ trưởng thành hơn rất nhiều.
 07-12-2020 - 01:40 PM
Ngành chế biến và xuất khẩu gỗ đã lội ngược dòng ấn tượng trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động tiêu cực tới các ngành kinh tế. Cơ hội nào cho ngành gỗ Việt Nam bứt phá, làm sao để nâng cao năng lực sản xuất, giá trị sản phẩm và khả năng nhận diện của ngành gỗ Việt?
 07-12-2020 - 03:26 PM
GÓC NHÌN VỀ CUNG CẦU GỖ CỦA VIỆT NAM: TỪ THỰC TRẠNG ĐẾN GIẢI PHÁP Thời gian qua, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà ngành gỗ Việt Nam đã có nhiều biến động lớn. Để ổn định thị trường và đề ra được các giải pháp hợp lý, các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ cần có được góc nhìn thực về cung – cầu gỗ của Việt Nam. Cùng tìm hiểu về thị trường cung – cầu gỗ nước ta trong năm 2020 và những giải pháp để ổn định thị trường gỗ trong bài viết sau đây.
 07-12-2020 - 02:06 PM
Bạn cảm thấy ngại khi sử dụng dụng cụ nấu ăn bằng gỗ vì giá thành khá cao nhưng lại khó làm sạch và bảo quản? Thật ra, dụng cụ này không chỉ an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng mà còn an toàn cho môi trường nữa đấy.
 17-09-2020 - 10:33 AM
Theo thống kê, mỗi năm ngành gỗ của Việt Nam sử dụng khoảng 30 triệu m3 gỗ nguyên liệu để sản xuất và xuất khẩu, trong khi nguồn gỗ nguyên liệu từ trong nước chỉ cung cấp được 20 triệu m3.
 17-09-2020 - 10:17 AM
Theo thông tin trên báo điện tử VOV, tính từ cuối năm 2016 đến tháng 3/2017, tại các vùng núi đá vôi ở tỉnh Quảng Bình, nhất là tại các xã vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng rộ lên tình trạng người dân vào rừng khai thác trái phép gỗ hương giáng.
 17-09-2020 - 10:00 AM
Gỗ luôn được xem là một trong những vật liệu tuyệt vời nhất tham gia vào việc làm đẹp không gian sống mà còn tạo nên những dụng cụ xinh yêu cho góc nấu nướng của gia đình. Gỗ luôn có sự đa dạng về màu sắc, vân, viền, mùi hương, độ bền và độ an toàn cho sức khỏe cao nên những vật dụng, đồ dùng từ gỗ luôn mang đến vẻ đẹp tinh tế và xinh yêu cho không gian mà chúng hiện diện.
Copyright © 2020 BAO PHUC .Design by NiNa Co.,Ltd
Zalo
favebook

Số lượng:
Màu:
Size:
Mua tiếp Giỏ hàng
  Giỏ hàng của bạn ()

Tổng tiền:
_banđâthangthanhcong
close

Dụng Cụ Nhà Bếp

Dụng Cụ Ăn Uống

Sản Phẩm Trang Trí

Sản Phẩm Sức Khỏe

Sản Phẩm Khác