( 0 )

Ngành gỗ "đau đầu" giải bài toán thiếu nguyên liệu

17-09-2020 - 10:33 AM Lượt xem: 640


Theo thống kê, mỗi năm ngành gỗ của Việt Nam sử dụng khoảng 30 triệu m3 gỗ nguyên liệu để sản xuất và xuất khẩu. Trong khi đó, nguồn gỗ nguyên liệu từ trong nước chỉ cung cấp được 20 triệu m3, phần còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đây được coi là thách thức không nhỏ cho mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 7,5 tỷ USD trong năm 2017, nếu như không có các giải pháp phù hợp.
Nguồn nguyên liệu là thách thức lớn nhất của ngành gỗ hiện nay
Năm 2016, dù ngành gỗ đã đóng góp tương đối lớn vào kim ngạch xuất khẩu (XK) với gần 7 tỷ USD, nhưng nếu so với năm trước, mức tăng trưởng kim ngạch XK của ngành chỉ khiêm tốn với hơn 1%. Kết quả này đặt ra không ít thách thức cho mục tiêu kim ngạch XK gỗ đạt 7,5 tỷ USD trong năm 2017.

 

Theo ông Nguyễn Tôn Quyền-Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) - nguyên nhân khiến kim ngạch XK gỗ và các sản phẩm từ gỗ đang chững lại so với các năm trước đây là do những biến động về địa chính trị khiến nhu cầu mặt hàng này của thị trường châu Âu - một trong những thị trường hàng đầu của các sản phẩm đồ gỗ ngoài trời đang chững lại. Trung Quốc cũng là thị trường nhập khẩu (NK) đồ gỗ lớn của Việt Nam, nhưng lại NK chủ yếu các sản phẩm thô, nguyên liệu sản xuất gỗ như gỗ dăm mảnh, trong khi XK các sản phẩm này đang bị hạn chế bởi nhiều lý do.
Ngoài ra, khó khăn cũng đến từ việc thiếu hụt nguồn gỗ nguyên liệu phục vụ XK. Mỗi năm, ngành chế biến và XK gỗ Việt Nam sử dụng 30 triệu m3 gỗ nguyên liệu để sản xuất, xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; trong đó, nguồn gỗ từ rừng trồng trong nước và từ các vườn cao su thanh lý chỉ cung cấp được 20 triệu m3, 10 triệu m3 còn lại phải nhập khẩu từ các nước khác.
Ngoài ra, gỗ từ rừng trồng của Việt Nam có chất lượng không đồng đều, chủ yếu là gỗ có đường kính nhỏ. Trong khi đó, nguồn gỗ NK cũng khó khăn khi các quốc gia láng giềng là Trung Quốc, Lào, Campuchia, Myanmar… đều đưa ra chính sách cấm XK gỗ tròn và gỗ xẻ từ rừng trồng. Chưa kể, khi Chính phủ Trung Quốc đã cấm khai thác và XK gỗ nguyên liệu, doanh nhân Trung Quốc sẽ tràn ra các nước trên thế giới để thu mua, gây áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp XK đồ gỗ.
Hạn chế xuất thô, tăng diện tích rừng trồng
Để giải quyết nguồn gỗ nguyên liệu phục vụ cho chế biến và XK, nhiều doanh nghiệp đưa ra đề xuất cấm XK gỗ nguyên liệu sang các nước khác, vì số lượng XK tương đương với số lượng gỗ mà các doanh nghiệp NK mỗi năm. Do đó, nguồn gỗ XK được giữ lại sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong ký kết các đơn hàng với thị trường tiêu thụ mạnh như châu Âu, Mỹ.
Ngoài ra, Công ty Sài Gòn Furniture đề xuất, Chính phủ cũng áp thuế XK gỗ nguyên liệu ra thị trường khác lên 30%-35% như các quốc gia trong khu vực như Campuchia, Thái Lan để tránh thất thoát nguồn gỗ từ rừng trồng và vườn cao su thanh lý trong nước. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần giống cây trồng rừng chất lượng cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng và tăng chất lượng gỗ mới có thể đáp ứng nhu cầu và tiềm năng của ngành gỗ hiện nay.
Còn Hiệp hội chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ TP Hồ Chí Minh (HAWA) đề xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam liên kết lại với nhau, dựa trên 3 tiêu chí: giữa các đối tác liên kết phải có nhu cầu liên kết thực tế, khi liên kết phải tin cậy vào đối tác của mình, quyền lợi trong mối liên kết phải dựa trên bình đẳng, phân chia từng khâu nhỏ cho từng doanh nghiệp sản xuất và cung cấp, như vậy từng doanh nghiệp sẽ có mức độ đầu tư ít hơn. Với doanh nghiệp nếu có năng lực vốn thì tự đầu tư để đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng để vượt qua thách thức này, mới tiếp cận được các đơn hàng lớn.
Trong năm 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển dần diện tích 200.000 ha trồng cây gỗ nhỏ sang trồng cây gỗ lớn và cấp chứng chỉ rừng bền vững cho những diện tích này. Dự kiến đến năm 2020 sẽ có 500.000 ha rừng trồng cây gỗ lớn và được cấp chứng chỉ rừng bền vững, phục vụ cho chế biến và XK, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nguồn gỗ chất lượng, có chứng chỉ để thâm nhập vào thị trường khó tính dễ dàng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng xây dựng tiêu chí rà soát lại quy hoạch rừng theo Chính phủ chỉ đạo; trong đó dự kiến sẽ chuyển đổi 1 triệu đến 1,2 triệu ha rừng phòng hộ, ít xung yếu sang rừng sản xuất để trồng rừng kinh tế, đây là nguồn tài nguyên tăng thêm, cho việc cung cấp nguyên liệu gỗ cho giai đoạn từ 2025 trở về sau. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị với Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam nghiên cứu thêm các giống gỗ mới rút ngắn thời gian sinh trường mà chất lượng gỗ cao, đáp ứng cho nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến gỗ.
Bà Dương Phương Thảo, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, song song với rừng trồng trong nước, thời gian tới Chính phủ Việt Nam sẽ đàm phán với Chính phủ hai nước Lào và Campuchia để các doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi trong việc khai thác rừng trồng được các doanh nghiệp đầu tư tại hai nước này tăng nguồn cung nguyên liệu cho doanh nghiệp trong nước, tránh hiện tượng thiếu gỗ, giá nguyên liệu tăng cao, đảm bảo nhịp tăng trưởng bền vững cho ngành gỗ Việt Nam.

     

Chat Zalo

Chat Messenger

Tin tức Khác

 11-03-2022 - 02:29 PM
Hôm nay (10/03) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định 327/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030.
 31-12-2021 - 08:26 PM
Với con số ước đạt 15,6 tỷ USD cho kim ngạch xuất khẩu cả năm 2021, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản đã “vượt dịch” ngoạn mục trong bối cảnh nhiều biến động, khó khăn và thách thức chồng chất.
 03-11-2021 - 10:40 AM
Ngay khi dịch bệnh COVID-19 tạm thời được ngăn chặn, kiểm soát, cuộc sống của người dân và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đang từng bước trở lại trạng thái “bình thường mới”.
 01-04-2021 - 09:47 AM
Trong hai tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng ấn tượng, tương đương 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2020. Với đà tăng trưởng này, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ có thể đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngành gỗ, các con số này vẫn ẩn chứa các khía cạnh chưa bền vững.
 31-03-2021 - 11:26 AM
Trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam nếu như tuyến vận tải này bị sự cố thì còn cung đường nào cho hàng hóa của Việt Nam?
 22-03-2021 - 11:06 AM
Bên cạnh tín hiệu khả quan về xuất khẩu ngành gỗ từ Việt Nam nói chung, vẫn còn đó rủi ro lớn của ngành liên quan đến các cáo buộc lẩn tránh thuế, gian lận thương mại,…
 19-02-2021 - 09:35 AM
Sự rung lắc của thị trường, tác động của dịch Covid-19 khiến năm 2020 trở thành năm đặc biệt khó khăn đối với ngành gỗ. Tuy nhiên, “vượt bão” thành công, xuất khẩu của ngành gỗ năm 2020 ước đạt gần 12,5 tỷ USD, dẫn đầu trong việc kéo kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông - lâm sản trong cả nước lên trong năm qua. Hướng đến mục tiêu xuất khẩu đạt 14,5 tỷ USD năm 2021 đã được ngành này đặt ra.
 28-01-2021 - 08:42 AM
Ngành chế biến và xuất khẩu gỗ đã lội ngược dòng ấn tượng trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động tiêu cực tới các ngành kinh tế.
 05-01-2021 - 11:19 AM
Phát biểu tham luận tại Hội nghị “Giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến và xuuất khẩu lâm sản năm 2021 và giai đoạn 2021-2025" được tổ chức ngày 1/12, tại Nghệ An, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết, lĩnh vực chế biến và xuất khẩu gỗ là ngành kinh tế quan trọng mà Bộ Công Thương luôn quan tâm, chú trọng trong thời gian qua.
 05-01-2021 - 11:06 AM
Năm 2020 đang khép lại với những con số xuất khẩu gỗ ấn tượng khi dịch Covid-19 đã gây tác động nặng nề không chỉ với sản xuất trong nước mà còn với cả thị trường thế giới, chuỗi nguyên liệu đứt gãy, thị trường xuất khẩu bị gián đoạn, đơn hàng bị ùn ứ nhưng điều đó không đánh gục được ngành gỗ Việt Nam.
 18-12-2020 - 11:15 AM
(Chinhphu.vn) – Với sự phát triển của ngành gỗ trong thời gian đại dịch vừa qua cho thấy sức phát triển của ngành rất lớn. Những bài học trong thời kỳ suy thoái kinh tế của đại dịch COVID- 19 sẽ giúp doanh nghiệp ngành gỗ trưởng thành hơn rất nhiều.
 07-12-2020 - 01:40 PM
Ngành chế biến và xuất khẩu gỗ đã lội ngược dòng ấn tượng trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động tiêu cực tới các ngành kinh tế. Cơ hội nào cho ngành gỗ Việt Nam bứt phá, làm sao để nâng cao năng lực sản xuất, giá trị sản phẩm và khả năng nhận diện của ngành gỗ Việt?
 07-12-2020 - 03:26 PM
GÓC NHÌN VỀ CUNG CẦU GỖ CỦA VIỆT NAM: TỪ THỰC TRẠNG ĐẾN GIẢI PHÁP Thời gian qua, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà ngành gỗ Việt Nam đã có nhiều biến động lớn. Để ổn định thị trường và đề ra được các giải pháp hợp lý, các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ cần có được góc nhìn thực về cung – cầu gỗ của Việt Nam. Cùng tìm hiểu về thị trường cung – cầu gỗ nước ta trong năm 2020 và những giải pháp để ổn định thị trường gỗ trong bài viết sau đây.
 07-12-2020 - 02:06 PM
Bạn cảm thấy ngại khi sử dụng dụng cụ nấu ăn bằng gỗ vì giá thành khá cao nhưng lại khó làm sạch và bảo quản? Thật ra, dụng cụ này không chỉ an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng mà còn an toàn cho môi trường nữa đấy.
 17-09-2020 - 10:17 AM
Theo thông tin trên báo điện tử VOV, tính từ cuối năm 2016 đến tháng 3/2017, tại các vùng núi đá vôi ở tỉnh Quảng Bình, nhất là tại các xã vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng rộ lên tình trạng người dân vào rừng khai thác trái phép gỗ hương giáng.
 17-09-2020 - 10:00 AM
Gỗ luôn được xem là một trong những vật liệu tuyệt vời nhất tham gia vào việc làm đẹp không gian sống mà còn tạo nên những dụng cụ xinh yêu cho góc nấu nướng của gia đình. Gỗ luôn có sự đa dạng về màu sắc, vân, viền, mùi hương, độ bền và độ an toàn cho sức khỏe cao nên những vật dụng, đồ dùng từ gỗ luôn mang đến vẻ đẹp tinh tế và xinh yêu cho không gian mà chúng hiện diện.
Copyright © 2020 BAO PHUC .Design by NiNa Co.,Ltd
Zalo
favebook

Số lượng:
Màu:
Size:
Mua tiếp Giỏ hàng
  Giỏ hàng của bạn ()

Tổng tiền:
_banđâthangthanhcong
close

Dụng Cụ Nhà Bếp

Dụng Cụ Ăn Uống

Sản Phẩm Trang Trí

Sản Phẩm Sức Khỏe

Sản Phẩm Khác